Số thí sinh thi đánh giá năng lực cao nhất từ trước tới nay, xét tuyển có 'căng'?
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các dự án nguồn điện cần được ưu tiên triển khai để đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới với yêu cầu "điện phải đi trước một bước".TiTi (HKT) và vợ được tặng sổ đỏ, hột xoàn trong lễ ăn hỏi
Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa 2 Trà Anh Duy, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health (TP.HCM), cho biết việc nam giới có tinh trùng yếu kém xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một số nguyên nhân phổ biến ở nam giới trẻ có thể kể đến như:
Chiếc váy ‘hoa hồng’ siêu đặc biệt của Chi Pu tại sân khấu quốc tế
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch công viên lịch sử văn hóa dân tộc tại TP.Thủ Đức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng quy hoạch đặc sắc, mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu công cộng.Khu vực thi tuyển ý tưởng quy hoạch rộng 395 ha, nằm phía đông nam xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Long Bình, TP.Thủ Đức và phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, Bình Dương. Khu vực này gần depot Long Bình thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)Theo định hướng quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040, khu vực này là công viên công cộng và công viên chuyên đề đa chức năng, đan xen với một số khu chức năng dịch vụ hỗn hợp (không bố trí chức năng ở).Ông Nguyễn Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM cho biết, trên cơ sở kết quả cuộc thi, Sở Quy hoạch và Kiến trúc phối hợp UBND TP.Thủ Đức tham mưu UBND TP.HCM xem xét, chỉ đạo lựa chọn các nội dung quan trọng, phù hợp định hướng phát triển làm cơ sở tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.Đối tượng tham gia dự thi là các công ty, tổ chức hoặc liên danh (2 hay nhiều công ty trong và ngoài nước) hoặc các cá nhân am hiểu lĩnh vực thiết kế quy hoạch, kiến trúc, có kinh nghiệm phát triển dự án, quản lý vận hành công viên, có đủ năng lực hoạt động, uy tín, có kinh nghiệm thực tế liên quan theo quy định.Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên đến 3 tỉ đồng, trong đó giải nhất 1 tỉ đồng, giải nhì 800 triệu đồng, giải ba 600 triệu đồng và 2 giải khuyến khích trị giá 300 triệu đồng/giải.Các thông tin về nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch công viên lịch sử - văn hóa dân tộc được đăng tải trên website của Sở Quy hoạch - Kiến trúc https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn và website của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM https://www.hcmarc.com.Thời gian nhận hồ sơ đăng ký trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 27.2, tại Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM (lầu 5, phòng 5.3, 168 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1).Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc hình thành từ những năm 1990, gồm 4 khu vực chức năng gắn với các chủ đề khác nhau, giới thiệu những sự kiện lịch sử và các công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh.Ngoài ra, còn có một số hạng mục công trình sinh hoạt văn hóa, khu vui chơi giải trí và cảnh quan thiên nhiên ấn tượng với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ, thích hợp nhu cầu phát triển bền vững.Bên trong công viên có một số hạng mục do Ban quản lý Công viên lịch sử văn hóa dân tộc đầu tư, quản lý, vận hành.
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhớ quán bún nước lèo nơi xóm cũ
Theo đó, 11 dự án thủy điện nói trên gồm: Thượng Đăk Psi 1 ở H.Tu Mơ Rông; Tân Lập, Đăk Toa và Đăk Pô Nê 4 ở H.Kon Rẫy; Nước Trê ở H.Kon Plông; Sa Thầy 1, Sa Thầy 2 và Sa Thầy 3 ở H.Ia H'Drai; Đăk Glei, Đăk Ruồi 2 và Đăk Ruồi 3 ở H.Đăk Glei.11 dự án thủy điện này có công suất từ 3 MW đến 17 MW, tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 3.537 tỉ đồng.UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn có hiệu quả. Ngoài ra, Sở Tài chính phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan xây dựng phụ biểu mô tả dự án thu hút đầu tư để phục vụ công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư.Tính đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 82 dự án thủy điện nhỏ và vừa, trong đó 29 thủy điện đã đi vào hoạt động. Trước đó, năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã xác định việc tỉnh Kon Tum phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ và vừa còn chưa quan tâm đúng mức đến việc ảnh hưởng tới môi trường, đất rừng. Địa phương này đã quy hoạch 81 công trình thủy điện, chiếm hơn 1.158 ha đất rừng. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là trên 951 ha, rừng phòng hộ 43 ha, rừng đặc dụng 163 ha.Mặc dù năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tạm dừng chủ trương khảo sát, đánh giá tiềm năng và lập hồ sơ bổ sung các công trình thủy điện vừa và nhỏ vào quy hoạch, nhưng chỉ đạo này thực hiện chưa triệt để. Sau thời điểm ban hành văn bản, vẫn có 26 thủy điện được bổ sung quy hoạch trong năm 2020.Qua đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cần rà soát, điều chỉnh, loại bỏ bớt các dự án thủy điện quy mô nhỏ và vừa, tránh nguy cơ xảy ra lũ lụt do thủy điện chiếm đất rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất tài nguyên rừng.